[tintuc]
Tập đoàn Citizen - “Thành Cát Tư Hãn” và công cuộc thôn tính cả thiên hạ
“Citizen không chỉ sở hữu đồng hồ Citizen
Citizen Group thực chất là thế lực khủng khiếp hơn nhiều”
Citizen là nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu Nhật Bản, đồng hồ Citizen sở hữu cỗ máy Eco – Drive được mệnh danh “kẻ nhai nuốt ánh sáng” trong ngành công nghiệp đồng hồ. Đây hẳn là thông tin số đông nghĩ đến khi đề cập về Citizen.
Tuy nhiên đó không phải tất cả!
Thay vì nói về “thương hiệu đồng hồ Citizen”, hôm nay chúng ta hãy đề cập đến một phạm trù rộng hơn: Tập đoàn Citizen (Citizen Group). “Đế chế đồng hồ” đích thực, “Thành Cát Tư Hãn” thế kỉ XXI – kẻ với khát khao chinh phục, thâu tóm những thương hiệu đồng hồ danh tiếng trên khắp lục địa, từ Mỹ, Thụy Sĩ, Anh Đức…
Năm 2008: Citizen mua lại Bulova với trị giá 247 triệu đô. Đồng nghĩa với việc sở hữu tất cả 4 thương hiệu trực thuộc Bulova như: Caravelle, Bulova, Wittnauer và Acctron.
Năm 2012: Citizen mua lại Prothor Holding SA (gồm công ty sản xuất máy đồng hồ La Joux Perret, thương hiệu Arnold & Son).
Năm 2016: Citizen mua lại Frederique Constant Group ( gồm 3 thương hiệu Frederique Constant, Alpina, Ateliers deMonaco).
Với chiến lược kinh doanh thông minh và tài thu mua của mình, tính đến năm 2017, Citizen được nhận định là tập đoàn đồng hồ lớn thứ 6 thế giới, nắm trong tay cơ ngơi đồ sộ: một số thương hiệu tự sáng tạo, số khác nhờ việc sang tên đổi chủ và một số công ty sản xuất máy đồng hồ.
Cụ thể: Citizen, Bulova, Alpina, Angelus, Arnold & Son, Ateliers deMonaco, Campanola, Caravelle New York, Frederique Constant, La Joux-Perret, Miyota, Q&Q, Wittnauer.
——————————–
Giờ hãy cùng Đồng Hồ Tốt 888 khám phá kĩ hơn về những thương hiệu nổi bật nhất Citizen đang nắm giữ:
Đầu tiên, những đứa con đẻ của tập đoàn.
CITIZEN.
Phân khúc: trung cấp.
Chính thức thành lập vào năm 1924 và khẳng định tên tuổi mạnh mẽ khi phong trào đồng hồ thạch anh lên ngôi trong những năm 70 của thế kỉ 20.
Thương hiệu Citizen nổi bật với công nghệ Eco -Drive độc quyền.
Đến nay, Citizen được xem là nhà sản xuất đồng hồ lớn thứ 2 Nhật Bản, sau Seiko và chiếm 32.8% thị phần đồng hồ Nhật Bản (năm 2016).
Mục tiêu hãng theo đuổi là sự cải tiến về công nghệ trong chế tạo đồng hồ, với sản phẩm chủ lực là Eco – Drive – vận hành cơ chế hấp thụ ánh sáng chuyển hóa thành năng lượng. Số sản phẩm Eco-Drive chiếm tới 70% sản phẩm của hãng và liên tục được nghiên cứu, phát triển, tích hợp nhiều tính năng.
Q&Q.
Phân khúc: Bình dân.
Q&Q có thiết kế trẻ trung – hiện đại.
Sinh sau đẻ muộn vào năm 1976, Q&Q được Citizen thai nghén với mong muốn gửi đến những sản phẩm bình dân, chất lượng ổn tới các bạn trẻ. Q&Q có thể được xem là dòng đồng hồ thời trang mang phong cách trẻ trung, hiện đại, ai cũng có thể sở hữu.
Thương hiệu mua lại.
BULOVA.
Phân khúc: trung cấp.
Ra đời năm 1875, Bulova được xem là một trong những thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất tại Mỹ.
Thương hiệu luôn nỗ lực đi đầu và đóng góp những phát minh quan trọng trong ngành công nghiệp đồng hồ. Đặc biệt là những phiên bản đồng hồ hoạt động trong môi trường không gian và hỗ trợ công nghệ đắc lực cho NASA.
Tháng 1/2008, Bulova trở thành công ty thành viên của Citizen khi ông lớn Nhật Bản chốt hợp đồng mua lại 100% thị phần của Bulova.
FREDIREQUE CONSTANT.
Phân khúc: Cận Cao cấp – Cao cấp.
Cũng giống như Bulova, Citizen mua lại toàn bộ thị phần của Fredireque Constant vào năm 2016.
Tuy mới thành lập năm 1988, tuổi đời còn khá trẻ nhưng thương hiệu mới đến từ Thụy Sĩ đã thiết lập được một hệ thống từ khâu thiết kế, phát triển, lắp ráp và kiểm định chất lượng.
Kể từ năm 2004 đến nay, FC đã tự phát triển, sản xuất được 19 loại đồng hồ sử dụng máy Inhouse của mình.
Sứ mệnh của công ty là cung cấp đồng hồ đến nhiều người dùng ở một mức giá hợp lý thông qua kỹ thuật sản xuất đồng hồ cao cấp.
Vì vậy, hiện có rất nhiều người muốn mua đồng hồ FC vì giá trị, thiết kế tinh tế, chất lượng, chính xác cao và giá hợp lý.
ALPINA (trực thuộc FREDIREQUE CONSTANT)
Phân khúc: Cao cấp
Alpina được xem là một thương hiệu đồng hồ thể thao hàng đầu Thụy Sĩ với hơn hơn 134 năm lịch sử (thành lập năm 1883). Không chỉ nổi bật ở dòng đồng hồ phi công, Alpina còn sở hữu BST đồng hồ thể thao khiến cả 2 giới đều thích thú.
Alpina – thương hiệu đồng hồ thể thao cao cấp
Để đạt tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt trước khi tung ra thị trường, mỗi chiếc đồng hồ Alpina đều trải qua công đoạn lắp ráp bằng tay bởi đội ngũ các nhà chế tác với tay nghề điêu luyện.
ARNOLD & SON
Phân khúc: Xa xỉ
Việc mua lại tập đoàn đồng hồ danh tiếng Thụy Sĩ Prothor Holding SA vào năm 2012 đã giúp Citizen nắm trong tay thương hiệu Arnold & Son – một trong những thương hiệu đỉnh cao về đồng hồ cơ khí với hơn 253 năm lịch sử.
Arnold & Son ra đời tại Anh và được tái thành lập tại Thụy Sĩ. Người sáng lập thương hiệu, ngài John Arnold, cùng với bậc thầy người Pháp – Breguet được xem là 2 “ông tổ” sáng tạo ra Tourbillon.
Arnold & Son sở hữu những cỗ máy cơ khí phức tạp, độc đáo bậc nhất đã đem đến cho tập đoàn Citizen cơ hội để cạnh tranh trong phân khúc xa xỉ, khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của mình.
Công ty sản xuất Movement
MIYOTA – Đế chế máy phổ thông
Miyota được xem là một trong những nhà sản xuất máy đồng hồ lớn nhất thế giới với đa dạng các loại máy từ thạch anh đến cơ khí.
Miyota chịu trách nhiệm phần máy móc cho tất cả sản phẩm đồng hồ cơ và phần lớn đồng hồ pin từ thương hiệu Citizen, đồng thời được nhiều thương hiệu nổi tiếng (kể cả Thụy Sĩ) tin tưởng đặt mua.
Máy Miyota được các chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá chất lượng ngang ngửa so với máy Thụy Sĩ trong khi giá thành có phần thấp hơn.
LA JOUX-PERRET – Máy cao cấp
Trong công cuộc khẳng định vị thế của mình, Citizen đã mua lại Prothor Holding SA, đồng nghĩa kéo theo nhà sản xuất máy đồng hồ Thụy Sĩ LA JOUX-PERRET – nhà máy tạo ra những dòng máy cao cấp, trong đó có cả máy đồng hồ với cơ chế phức tạp như Tourbillon.
Sau khi mua lại LA JOUX-PERRET, Citizen đã cho ra đời một thương hiệu đồng hồ mới Campanola – một thương hiệu với những cỗ máy cơ khí cao cấp
Khách hàng của La Joux-Perret là những tên tuổi danh tiếng nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ, có thể kể đến như: tập đoàn LVMH (Moet-Hennessy Louis Vuitton), TAG Heuer, Financiere Richemont và Hermès International.
Với thương vụ mua bán này, tập đoàn Citizen có lẽ đã mở rộng mối quan hệ của mình với các thương hiệu đẳng cấp một cách mạnh mẽ nhất.
———————–
Rõ ràng với những gì đã thể hiện, tập đoàn Citizen đang là một khối liên kết vững mạnh về tiến bộ công nghệ – tiêu chuẩn chất lượng – quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp đồng hồ.
Có mặt trong hầu hết mọi phân khúc, những thương hiệu của Citizen đều để lại dấu ấn và xứng đáng trở thành đối thủ đáng gờm của bất cứ ai.
Tin rằng, tham vọng của “Thành Cát Tư Hãn” xứ mặt trời mọc không dừng lại ở đây và lãnh thổ của Citizen sẽ bành trướng rộng hơn trong tương lai. Không phải vị trí thứ 6, tập đoàn Citizen chắc chắn phải vươn cao nữa, sớm thôi!